Ngày càng nhiều doanh nghiệp quyết định xây dựng nhà máy ở Phú Thọ, nhờ lợi thế của tỉnh về vị trí địa lý thuận lợi, mạng lưới giao thông phát triển và tài nguyên phong phú. Để đón đầu làn sóng đầu tư FDI, tỉnh cũng đã thực hiện nhiều biện pháp, nhằm nâng cao chất lượng nguồn lao động, phù hợp với nhu cầu thị trường.
Vị trí địa lý thuận lợi cho xây dựng nhà máy ở Phú Thọ
Phú Thọ sở hữu vị trí thuận lợi, tiếp giáp với nhiều tỉnh thành lớn phía Bắc Việt Nam. Cụ thể:
- Phía Bắc giáp tỉnh Tuyên Quang
- Phía Nam giáp tỉnh Hòa Bình
- Phía Đông gần với tỉnh Vĩnh Phúc và Hà Nội
- Phía Tây giáp tỉnh Sơn La và Yên Bái
Bản đồ địa giới tỉnh Phú Thọ
Tọa lạc trong tam giác phát triển giữa vùng Đông Bắc, đồng bằng sông Hồng và Tây Bắc, Phú Thọ đóng vai trò quan trọng như một cửa ngõ liên kết các khu vực này. Với khoảng cách chỉ 90km từ trung tâm Hà Nội, 70 km đến sân bay Nội Bài, tỉnh có vị trí địa lý thuận lợi, giúp thúc đẩy hoạt động trao đổi thương mại.
Đặc biệt, Phú Thọ được mệnh danh là “ngã ba sông”, nơi giao thoa của ba con sông lớn: sông Hồng, sông Lô và sông Đà. Nhờ lợi thế này, Phú Thọ trở thành trung tâm vận chuyển, nối liền các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ với miền núi phía Bắc, và xa hơn là các tỉnh Vân Nam và Quảng Tây của Trung Quốc.
Phú Thọ sở hữu hệ thống giao thông đường thủy thuận lợi
Hệ thống giao thông phát triển
Về giao thông đường bộ, với tốc độ tối đa hiện nay 100 km/h, cao tốc Nội Bài – Lào Cai đã giúp giảm đáng kể thời gian di chuyển so với các tuyến đường trước đây. Tuyến cao tốc dài khoảng 264km, đi qua địa phận 5 tỉnh thành, bao gồm Hà Nội, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái và Lào Cai.
Cao tốc Nội Bài – Lào Cai
Quốc lộ 2 đi qua Phú Thọ, Hà Nội, Vĩnh Phúc và Tuyên Quang, giao cắt với nhiều tuyến quốc lộ như QL3, QL5, QL18… kết nối các trung tâm kinh tế và cảng biển quan trọng tại miền Bắc. Điều này giúp việc vận chuyển hàng hóa đến các khu vực biển và miền núi Bắc Bộ trở nên dễ dàng hơn.
Về giao thông đường sắt, tuyến đường sắt xuyên Á bắt đầu từ Vân Nam, qua Phú Thọ trước khi tới Hà Nội, nơi nó kết nối với các tuyến đường sắt trọng điểm quốc gia. Ngoài ra, Phú Thọ có 8 nhà ga, trong đó ga Việt Trì và ga Phú Thọ là hai ga chính, đóng góp đáng kể vào công tác vận tải hành khách, hàng hóa.
Phú Thọ có giao thông đường thủy thuận lợi
Về giao thông đường thủy, Phú Thọ sở hữu hệ thống sông ngòi dày đặc với tổng chiều dài vận tải đường sông lên đến 235km, có lợi thế và tiềm năng phát triển hệ thống cảng thủy nội địa cho các tàu trọng tải 1000 – 3000 tấn. Ngoài cảng Việt Trì là 1 trong 3 cảng lớn nhất của miền Bắc với công suất 1 triệu tấn/năm, Phú Thọ đã được phê duyệt quy hoạch phát triển thêm cảng cạn Hải Linh (dự kiến diện tích 5ha) và cảng cạn Thụy Vân (diện tích dự kiến 10ha) tạo đà phát triển mạnh mẽ cho hệ thống logistic của tỉnh.
Tài nguyên dồi dào và phong phú
Tỉnh sở hữu nguồn tài nguyên phong phú, đáp ứng tốt nhu cầu nguyên vật liệu của doanh nghiệp trong công tác xây dựng nhà máy ở Phú Thọ. Ngoài các khoáng sản kim loại chất lượng cao, tỉnh còn sở hữu nhiều khoáng sản quý hiếm như parit, vàng và sắt, mở ra tiềm năng lớn cho khai thác và phát triển.
Đất sét Phú Thọ
Cụ thể, 03 huyện Thanh Sơn, Yên Lập, Tây Sơn được biết đến với nguồn khoáng sản dồi dào, bao gồm sắt, đá xây dựng, đá vôi, kaolin và feldspar. Đây đều là những nguyên liệu quan trọng đối với nhiều ngành công nghiệp. Ví dụ, sắt thường được dùng làm nguyên liệu chính cho ngành gang thép; đá xây dựng dùng làm cốt liệu bê tông; đá vôi được sử dụng để sản xuất vôi, xi măng; hay kaolin, feldspar phục vụ công nghiệp sản xuất và chế biến giấy, gốm sứ.
Nhờ đó, Phú Thọ trở thành lựa chọn lý tưởng cho các ngành công nghiệp nặng, điện tử và năng lượng sạch.
Nguồn lao động ngày càng được quan tâm
Nhằm phát triển lực lượng lao động và nâng cao chất lượng dòng vốn đầu tư, Phú Thọ đã tinh gọn hệ thống giáo dục bằng cách sáp nhập và giải thể một số cơ sở đào tạo, giúp cải thiện công tác quản lý và tuyển sinh. Tỉnh cũng chú trọng cải thiện chất lượng giảng dạy, nâng cao trình độ giảng viên, hiện đại hóa cơ sở vật chất, nhằm mang đến môi trường học tập tốt nhất. Ngoài ra, lãnh đạo tỉnh còn khuyến khích các trường liên kết với nhau và hợp tác với doanh nghiệp lớn, nhằm tạo thêm nhiều cơ hội thực hành thực tế cho sinh viên.
Lao động là một trong những yếu tố nhiều doanh nghiệp cân nhắc khi xây dựng nhà máy ở Phú Thọ
Bà Phạm Thị Thu Hương, GĐ Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh, nhấn mạnh rằng Phú Thọ sẽ tiếp tục thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt trong các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và ứng dụng khoa học công nghệ. Vào năm 2022, 70,7% tổng số lao động đã được đào tạo và truyền nghề, trong đó 28,5% có bằng cấp, chứng chỉ chính thức.
Xem thêm: Danh sách các khu công nghiệp ở Hà Nội (cập nhật mới nhất 2024)
Xem thêm: Top 10 các công ty xây dựng công nghiệp – đảm bảo hiệu quả ngân sách