Vĩnh Phúc đang dần trở thành lựa chọn hàng đầu của nhiều doanh nghiệp quốc tế, nhờ sở hữu vị trí địa lý chiến lược, địa hình phong phú và giao thông thuận tiện. Để tăng khả năng thu hút đầu tư tại Vĩnh Phúc, tỉnh đã và đang tập trung phát triển hạ tầng công nghiệp, nâng cao kỹ năng cho lao động địa phương, cũng như đưa ra nhiều chính sách ưu đãi hấp dẫn,…
Tình hình thu hút đầu tư FDI tại Vĩnh Phúc năm 2024
Trong 8 tháng đầu năm 2024, Vĩnh Phúc đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 53 dự án FDI, với tổng số vốn đăng ký khoảng 498 triệu USD. So với cùng kỳ năm 2023, số lượng dự án đã tăng 3,92%, và tổng vốn đăng ký cũng tăng 6,38%.
Trong đó, theo Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc, các khu công nghiệp trên địa bàn đã thu hút được 402,1 triệu USD vốn FDI, với 24 dự án FDI mới và 25 dự án điều chỉnh tăng vốn, vượt 115% kế hoạch năm 2024. Lũy kế đến tháng 8/2024, các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh có 376 dự án FDI còn hiệu lực, với tổng vốn đầu tư lên đến 6.742,89 triệu USD.
03 lợi thế khi xây dựng nhà máy tại Vĩnh Phúc
Vị trí địa lý
Tỉnh Vĩnh Phúc là cửa ngõ của Thủ đô Hà Nội, nằm trên những tuyến giao thông quan trọng như: Quốc lộ 2, tuyến đường sắt Hà Nội – Lào Cai và tuyến cao tốc Nội Bài – Lào Cai – Vân Nam. Nhờ ưu thế vượt trội về vị trí địa lý, đây chính là lựa chọn tiềm năng của nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớn khi muốn thâm nhập vào thị trường Việt Nam.
Bản đồ hành chính tỉnh Vĩnh Phúc
Địa hình
Tỉnh Vĩnh Phúc nổi bật với ba vùng sinh thái riêng biệt: đồng bằng, trung du và miền núi. Sự đa dạng về địa hình và tiềm năng phát triển của mỗi khu vực đã giúp tỉnh xây dựng nền kinh tế đa ngành, đa lĩnh vực.
- Vùng đồng bằng: có địa hình thấp và bằng phẳng, với những mảnh đất phù sa màu mỡ do các con sông lớn bồi đắp. Chính nguồn đất giàu dinh dưỡng này đã tạo điều kiện cho việc phát triển ngành nông nghiệp và công nghiệp chế biến nông sản. Đặc biệt, khu vực còn dồi dào về cao lanh, đá granite, đất sét, cát sỏi – những nguyên vật liệu cần thiết cho công tác xây dựng nhà xưởng nhà máy.
Vùng đồng bằng tỉnh Vĩnh Phúc
- Vùng trung du: có quỹ đất rộng lớn, thích hợp để phát triển các khu công nghiệp tập trung cũng như các khu nghỉ dưỡng, hứa hẹn cho sự phát triển các dự án lớn về công nghiệp và du lịch.
- Vùng miền núi: có diện tích đất rộng, mật độ dân cư thấp, chi phí giải phóng mặt bằng không quá cao. Những lợi thế này giúp doanh nghiệp có thể mở rộng nhà máy, giảm bớt áp lực tài chính, thuận lợi cho việc xây dựng các cơ sở sản xuất lớn.
Mạng lưới giao thông
Mạng lưới giao thông đa dạng
Vĩnh Phúc sở hữu mạng lưới giao thông đa dạng, gồm đường sắt, đường bộ và đường thủy:
- Cao tốc Hà Nội – Lào Cai cùng nhiều tuyến quốc lộ chạy qua tỉnh, giúp kết nối Vĩnh Phúc với các trung tâm kinh tế lớn ở miền Bắc.
- Tuyến đường sắt Hà Nội – Lào Cai, đóng vai trò cầu nối giữa thủ đô Hà Nội và các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc, đến tận Vân Nam, Trung Quốc. Đoạn đường sắt đi qua địa phận tỉnh có chiều dài 41km, kết nối các khu vực quan trọng như: thành phố Phúc Yên, Vĩnh Yên, huyện Vĩnh Tường, Bình Xuyên, và Tam Dương.
- Các dòng sông lớn như: sông Hồng và sông Lô, cùng các cảng sông cấp quốc gia như Vĩnh Thịnh, Đức Bác và Như Thụy, góp phần quan trọng trong phát triển giao thông đường thủy của tỉnh.
Hạ tầng giao thông hoàn thiện là yếu tố thu hút đầu tư tại Vĩnh Phúc
Bên cạnh đó, giao thông cũng được quy hoạch hợp lý, với hệ thống đường sá liên tục được nâng cấp, mở rộng. Đặc biệt, tỉnh còn quan tâm đến việc phát triển các tuyến đường quốc gia và liên tỉnh, kết nối Vĩnh Phúc với các tỉnh thành và khu vực khác, thuận lợi cho việc trao đổi thương mại.
Chính sách thu hút đầu tư vào Vĩnh Phúc
Chính sách phát triển hạ tầng công nghiệp
Theo định hướng phát triển giai đoạn 2021-2030, tỉnh sẽ tập trung triển khai các chính sách phát triển hạ tầng khu công nghiệp. Điều này sẽ là cơ sở vững chắc, hấp dẫn thêm nhiều doanh nghiệp nước ngoài xây dựng nhà máy trên địa bàn, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư FDI tại Vĩnh Phúc.
Dưới đây là những chính sách cụ thể mà Vĩnh Phúc đã và đang thực hiện.
Chính sách phát triển hạ tầng khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc
Chính sách phát triển nguồn nhân lực
Vĩnh Phúc triển khai nhiều chính sách về nâng cao tay nghề và trình độ cho người lao động, nhằm đáp ứng yêu cầu cầu từ các doanh nghiệp trong công tác xây dựng, vận hành nhà máy.
- Công tác đào tạo nghề được đẩy mạnh, đồng thời phối hợp với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh để tổ chức các khóa đào tạo cho đội ngũ lao động. Vĩnh Phúc đặt mục tiêu đến năm 2025 sẽ nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 82%, trong đó 40% lao động có chứng chỉ, bằng cấp chuyên môn.
Nâng cao chất lượng đào tạo, giáo dục tại Vĩnh Phúc
- Chất lượng giáo dục nghề nghiệp ngày càng được cải thiện, với quy mô đào tạo mở rộng, tập trung vào các ngành kinh tế chủ lực và những lĩnh vực trọng yếu. Tính đến tháng 5/2023, toàn tỉnh có 33 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, với gần 2.000 cán bộ, giáo viên, giảng viên. Năm 2022, tỷ lệ sinh viên ra trường và có việc làm theo đúng chuyên môn đào tạo đạt trên 80%, trong đó các ngành trọng điểm có tỷ lệ trên 90%.
- Tăng cường công tác quản lý, giám sát chặt chẽ các hoạt động của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và các doanh nghiệp trên địa bàn.
- Hỗ trợ giải quyết các vấn đề về nhân lực cho doanh nghiệp thông qua các chính sách như: vay vốn để giải quyết việc làm, hỗ trợ đào tạo và tuyển dụng lao động.
Chính sách khuyến khích đầu tư
Tỉnh Vĩnh Phúc đã thông qua Đề án thu hút đầu tư vào các dự án xây dựng nhà máy trên địa bàn, với mục tiêu thực hiện đến năm 2030. Trong ảnh là những điểm nổi bật của Đề án mà nhà đầu tư có thể tham khảo.
Chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài tỉnh Vĩnh Phúc
Xem thêm: Xây dựng nhà máy tại Thái Bình: Danh sách các khu công nghiệp trên địa bàn
Xem thêm: Hơn 18 tỷ USD vốn đầu tư FDI vào Việt Nam trong 7 tháng đầu năm 2024