Sunday, December 8, 2024
Trang chủNgành nghềQuy trình thi công xây dựng nhà xưởng và lưu ý cho...

Quy trình thi công xây dựng nhà xưởng và lưu ý cho chủ đầu tư

Thi công nhà xưởng là một quá trình phức tạp, đòi hỏi chủ đầu tư phải nắm được từng giai đoạn trong quy trình thi công xây dựng nhà xưởng và những yếu tố kỹ thuật quan trọng khi nghiệm thu từng hạng mục, để đảm bảo dự án xây dựng đạt chất lượng cao.

Giai đoạn thiết kế trong quy trình thi công nhà xưởng

Khảo sát và thiết kế concept

Chủ đầu tư sẽ tiến hành khảo sát thông tin và thực địa tại các địa điểm tiềm năng để chọn lựa vị trí xây dựng  nhà xưởng và nhà máy phù hợp. Đồng thời, chủ đầu tư sẽ phối hợp với nhà thầu để thiết kế concept, bao gồm bản vẽ sơ bộ, tổng quan về toàn bộ công trình, bố trí công năng cho các khu vực sản xuất, kho bãi, và văn phòng…

Đây là những bước đầu tiên và rất quan trọng trong quy trình thi công xây dựng nhà xưởng. Do đó, nhà đầu tư cần cung cấp đầy đủ thông tin về quy mô, diện tích, lĩnh vực và kế hoạch sản xuất cho nhà thầu, giúp quá trình khảo sát và thiết kế concept diễn ra nhanh chóng và hiệu quả.

Thiết kế chi tiết

Thiết kế chi tiết là giai đoạn phát triển bản vẽ và hệ thống kỹ thuật cụ thể như kết cấu, điện, cấp thoát nước, PCCC, thông gió – điều hòa… Bản vẽ này không chỉ phục vụ quy trình thi công nhà xưởng mà còn là cơ sở để hoàn thiện các thủ tục pháp lý như xin cấp phép xây dựng và thẩm duyệt PCCC. Bản vẽ này cũng giúp thuận lợi hơn cho quá trình sửa chữa nhà xưởng nếu cần sau khi công trình đi vào hoạt động.

Thiết kế concept trong quy trình thi công nhà xưởng

Chủ đầu tư cần đặc biệt chú ý đến độ chính xác của bản vẽ và đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn pháp lý hiện hành như QC:01/2021 về quy hoạch xây dựng, QC 06:2022 về phòng cháy chữa cháy, Luật môi trường 2020,… để tránh những trở ngại trong việc phê duyệt và vận hành sau này. Mọi sai sót trong thiết kế đều có thể dẫn đến việc phải điều chỉnh trong quá trình thi công, gây lãng phí thời gian và chi phí.

Thực hiện các thủ tục xin phép

Chủ đầu tư cần hoàn thành các thủ tục quan trọng như xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy phép xây dựng, thẩm duyệt thiết kế PCCC,… trước khi bắt đầu xây dựng nhà xưởng, nhằm đảm bảo tính pháp lý của quy trình xây dựng nhà xưởng. Những thủ tục này thường phức tạp, đòi hỏi nhiều hồ sơ và cần nhiều thời gian để hoàn tất. Do vậy, chủ đầu tư nên tham khảo các đơn vị tư vấn xây dựng để thực hiện các thủ tục đúng quy định, phù hợp với thực tế sản xuất, tránh những rủi ro pháp lý có thể phát sinh sau này.

Giai đoạn xây lắp và quy trình thi công xây dựng nhà xưởng

Chuẩn bị mặt bằng và công trình tạm

Hạng mục chuẩn bị mặt bằng và công trình tạm bao gồm các công việc: san lấp mặt bằng, định vị các hạng mục công trình, thi công công trình tạm như văn phòng ban chỉ huy, hệ thống cấp điện – nước tạm, kho bãi, hàng rào công trường, hệ thống thoát nước tạm thời phục vụ thi công…

Chủ đầu tư lưu ý xem xét cách tổ chức thi công của nhà thầu trong các hạng mục này, để có thể đánh giá chính xác năng lực nhà thầu. Mặc dù các hạng mục này khá nhỏ so với quy trình thi công và chi phí xây dựng nhà xưởng, nhưng sự kỹ lưỡng, tỉ mỉ đến từng chi tiết nhỏ có thể phản ánh sự chuyên nghiệp của nhà thầu, cho thấy khả năng đảm bảo chất lượng, an toàn và hiệu quả cho toàn bộ dự án.

Thi công nền móng

Nền móng chịu tải trọng của toàn bộ công trình, là yếu tố quyết định đến sự bền vững và an toàn của toàn bộ nhà xưởng công nghiệp. Khi nghiệm thu hạng mục này, chủ đầu tư cần đặc biệt chú ý kiểm tra kích thước móng để đảm bảo tuân thủ đúng thiết kế. Độ phẳng của bề mặt bê tông cũng cần được kiểm tra kỹ lưỡng, đảm bảo không lồi lõm hay rỗ bề mặt. Bên cạnh đó, việc giữ ẩm trong quá trình bảo dưỡng bê tông là rất quan trọng, giúp đạt được cường độ tốt nhất cho bê tông móng.

Quy trình thi công xây dựng nhà xưởng và lưu ý cho chủ đầu tư

Kiểm tra – nghiệm thu móng máy trong quy trình thi công xây dựng nhà xưởng, giúp đảm bảo chất lượng và an toàn cho toàn bộ công trình. Ảnh minh họa.

Thi công phần kết cấu

Kết cấu cột, dầm, sàn chịu tải trọng từ các tầng trên và phân phối lực đều xuống móng. Do đó, việc thi công chính xác phần kết cấu cột, dầm, sàn ảnh hưởng đến sự an toàn và hoạt động ổn định của nhà xưởng.

Trong quá trình nghiệm thu hạng mục, chủ đầu tư cần lưu ý kiểm tra các cột và dầm được thi công thẳng đứng và đúng kích thước thiết kế, các góc cạnh rõ ràng, bề mặt bê tông và các điểm liên kết giữa các cấu kiện (như cột với dầm, dầm với sàn) không bị nứt hoặc biến dạng. Ngoài ra, các ống chờ và lỗ kỹ thuật đi xuyên cột, dầm, sàn cần được đặt trước khi đổ bê tông để tránh việc khoan đục sau này, làm ảnh hưởng đến khả năng chịu lực của kết cấu.

Thi công phần kết cấu trong quy trình xây dựng nhà xưởng

Quy trình thiết kế thi công nhà xưởng đòi hỏi phải đảm bảo các cột và dầm được thi công thẳng đứng, đúng kích thước thiết kế. Ảnh minh họa.

Thi công tường bao và lợp mái

Chất lượng tường bao và mái vững chắc giúp chống chịu thời tiết và các tác động từ môi trường bên ngoài. Khi nghiệm thu, chủ đầu tư cần kiểm tra kỹ độ dốc và hệ thống thoát nước, đảm bảo nước được thoát nhanh chóng mà không gây thấm dột, tránh ngập úng bên trong nhà xưởng.

Khi nghiệm thu, chủ đầu tư cần đặc biệt chú ý đến việc đảm bảo tường bao thẳng, đồng đều, không có vết nứt hay lỗ hổng. Đối với phần mái, cần kiểm tra kỹ độ dốc và hệ thống thoát nước, đảm bảo nước được thoát nhanh chóng mà không gây thấm dột, tránh tình trạng ngập úng và hư hỏng bên trong nhà xưởng.

Thi công hoàn thiện nền nhà xưởng

Chất lượng hệ thống nền nhà xưởng có thể ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và hiệu quả hoạt động sản xuất. Nền nhà xưởng không chỉ cần đảm bảo tính thẩm mỹ mà còn phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật phù hợp với đặc thù ngành sản xuất.

Thi công hoàn thiện nền nhà xưởng

Trong quá trình nghiệm thu hạng mục nền, chủ đầu tư cần chú ý kiểm tra bề mặt nền phẳng, mịn, không có vết nứt hay dấu hiệu bong tróc, màu sắc đồng đều và khả năng chống trơn trượt, an toàn khi di chuyển. Đối với những ngành công nghiệp đặc thù, quá trình nghiệm thu sàn sẽ phức tạp hơn, ví dụ với nhà máy công nghiệp nặng hoặc cơ khí chính xác, sàn phải giữ được độ phẳng, không lún hoặc hư hại sau thử nghiệm chịu tải; hoặc với nhà máy linh kiện điện tử, sàn phải được kiểm tra khả năng chống tĩnh điện để đảm bảo an toàn cho sản phẩm thiết bị…

Thi công hệ thống cơ điện MEP

Hệ thống cơ điện (MEP) của nhà xưởng bao gồm các hạng mục quan trọng như hệ thống điện nặng – điện nhẹ, PCCC, cấp thoát nước và thiết bị vệ sinh, HVAC và các hệ thống máy móc, thiết bị khác. Hệ thống cơ điện đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hoạt động sản xuất ổn định và an toàn cho nhà xưởng.

Một số tiêu chuẩn quan trọng mà chủ đầu tư cần lưu ý trong quy trình thi công nhà xưởng nói chung và thi công hệ thống cơ điện nói riêng:

  • Tất cả vật liệu và thiết bị sử dụng phải đúng chủng loại, đúng tiêu chuẩn chất lượng.
  • Nhà thầu phải cung cấp các chứng chỉ chất lượng, nguồn gốc xuất xứ và kết quả thử nghiệm của các vật liệu và thiết bị quan trọng.
  • Trước khi bàn giao, các hệ thống điện, nước, khí nén, điều hòa không khí, và các hệ thống đặc thù khác phải được chạy thử nghiệm để đảm bảo vận hành ổn định, không có sự cố.

Thi công hệ thống cơ điện nhà xưởng MEP

Xem thêm: Top 07 tổng thầu thi công cơ điện nhà xưởng uy tín 2024

Thi công hạ tầng và cảnh quan

Hệ thống hạ tầng nhà máy bao gồm đường nội bộ và hệ thống cấp thoát nước, bể ngầm… Hệ thống hạ tầng nếu không được thi công đảm bảo chất lượng có thể dẫn đến lún nứt, ngập úng, gây gián đoạn sản xuất và tốn kém chi phí bảo hành, bảo trì.

Hệ thống cảnh quan nhà máy như cây xanh, sân vườn, công trình phụ trợ, lối đi, vỉa hè, tiểu cảnh… không chỉ tạo môi trường làm việc thoải mái, tăng năng suất lao động, mà còn nâng cao hình ảnh và uy tín của nhà máy trong mắt khách hàng và đối tác. Hạng mục cảnh quan nhà máy cần được thi công đảm bảo chất lượng hoàn thiện và thẩm mỹ cao nhất.

Thi công hoàn thiện

Hạng mục hoàn thiện nhà xưởng bao gồm các công tác ốp lát, sơn tường, chống thấm, lắp đặt các thiết bị nội thất, vệ sinh công nghiệp trước khi bàn giao nhà máy, đảm bảo nhà xưởng được hoàn thiện về mặt thẩm mỹ và công năng.

Khi nghiệm thu hạng mục này, chủ đầu tư cần chú ý đến các tiêu chí như bề mặt sơn tường phải đều màu, không bị bong tróc; hệ thống chống thấm phải đảm bảo hiệu quả; các thiết bị nội thất công nghiệp cần được lắp đặt chính xác và hoạt động tốt. Toàn bộ nhà xưởng phải sẵn sàng cho việc đưa vào vận hành ngay sau khi bàn giao, đảm bảo môi trường sạch sẽ và an toàn cho sản xuất.

Thi công hoàn thiện nhà xưởng

Nghiệm thu và bàn giao công trình

Chủ đầu tư cần lưu ý thực hiện nghiệm thu tổng thể, kiểm tra kỹ lưỡng từng hạng mục để đảm bảo công trình đạt tiêu chuẩn chất lượng. Ngoài ra, chủ đầu tư cần yêu cầu nhà thầu bàn giao đầy đủ các hồ sơ, bản vẽ hoàn công, hướng dẫn sử dụng, bảo hành – bảo trì thiết bị, trước khi hoàn thành toàn bộ quy trình thi công xây dựng nhà xưởng.

Xem thêm: 07 yếu tố ảnh hưởng đến chi phí xây dựng nhà máy

Xem thêm: 8 yếu tố quan trọng giúp lựa chọn công ty tư vấn xây dựng

Tổng Thầu Xây dựng Delco

Tổng thầu Tư vấn đầu tư, Thiết kế - Xây dựng nhà xưởng chất lượng cao.

spot_img

Tin mới

Tin liên quan