Thursday, October 3, 2024
Trang chủXã hộiCập nhật mới nhất về lương cơ bản Việt Nam và đãi...

Cập nhật mới nhất về lương cơ bản Việt Nam và đãi ngộ dành cho người lao động

Nghị định số 74/2024/NĐ-CP chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2024, điều chỉnh lương cơ bản Việt Nam tăng trung bình 200.000 – 280.000 VND/tháng. Cùng với đó, các quyền lợi về nghỉ phép, nghỉ lễ Tết và bảo hiểm vẫn được tiếp tục duy trì. Điều này giúp đảm bảo quyền lợi của người lao động, gia tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Lương cơ bản Việt Nam và đãi ngộ dành cho người lao động

Với nguồn lao động trẻ và đầy tiềm năng, Việt Nam đang có lợi thế lớn so với nhiều nước trong khu vực đang phải đối mặt với tình trạng dân già hóa dân số. Đây là một trong những yếu tố quan trọng giúp Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn của nhiều nhà đầu tư nước ngoài trong những năm gần đây.

Mức điều chỉnh tăng lương cơ bản

Ngày 30/6/2024, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 74/2024/NĐ-CP, thay thế cho Nghị định số 38/2022/NĐ-CP ngày 12/6/2022, quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng. Nghị định chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2024. Theo đó, mức lương tối thiểu vùng của Việt Nam tăng bình quân từ 200.000 đồng đến 280.000 đồng/tháng so với mức lương tối thiểu được quy định tại Nghị định số 38/2022/NĐ-CP. Cụ thể như sau:

Mức lương cơ bản Việt Nam ở bốn vùng kinh tế

Mức lương cơ bản Việt Nam ở bốn vùng kinh tế

Các mức đãi ngộ theo luật lao động mới nhất

Theo Điều 112 Luật Lao động Việt Nam 2019, người lao động có quyền hưởng các ngày nghỉ lễ, Tết và tối thiểu 12 ngày nghỉ phép hàng năm, chế độ này được duy trì ngay cả sau khi chính phủ phê duyệt tăng lương cơ bản. Mặc dù không phải là quy định bắt buộc của nhà nước, lương tháng thứ 13 hiện nay được nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam áp dụng như một khoản tiền thưởng cuối năm, khi doanh nghiệp đạt được lợi nhuận, nhằm động viên tinh thần và hỗ trợ người lao động.

Ngoài ra, theo quy định của Luật Bảo hiểm Y tế 2014, người lao động tại Việt Nam được hưởng các chế độ bảo hiểm bao gồm bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế, và bảo hiểm xã hội.

Mức lương trung bình Việt Nam còn thấp

Theo số liệu từ Manpower Group, mức lương trung bình hàng tháng của lao động Việt Nam tính đến hết năm 2022 đạt 275 USD, tương đương 6,8 triệu VND. Con số này thấp hơn đáng kể so với các quốc gia trong khu vực như: Thái Lan với 591 USD, Malaysia với 982 USD và Trung Quốc với 990 USD.

Cũng theo báo cáo từ Manpower Group, trong năm 2023, trung bình người lao động Việt Nam kiếm được 296 USD/ tháng, tương đương 7,3 triệu VND, tăng 7,6% so với năm trước. Tuy đã có sự cải thiện, nhưng nhìn chung, lương cơ bản ở Việt Nam vẫn thấp so với mức trung bình của thế giới (khoảng 811 USD theo số liệu của Zippia 2023). Có thể thấy, Việt Nam hiện đang là một trong những quốc gia có chi phí lao động cạnh tranh nhất khu vực Đông Nam Á và Châu Á, tạo điều kiện thuận lợi thu hút dòng vốn FDI.

Chất lượng nguồn lao động Việt Nam ngày càng nâng cao

Theo báo cáo từ Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội công bố vào đầu tháng 6/2023, chất lượng và hiệu quả của hệ thống giáo dục nghề nghiệp tại Việt Nam đang từng bước được nâng cao, với hơn 80% số người tốt nghiệp có việc làm, trong đó 70 – 75% làm đúng ngành nghề được đào tạo.

Tỷ lệ lao động Việt Nam có bằng cấp, chứng chỉ trong nửa đầu năm 2024 tăng

Tỷ lệ lao động Việt Nam có bằng cấp, chứng chỉ trong nửa đầu năm 2024 tăng

Ngoài ra, theo số liệu mới nhất từ Tổng cục Thống kê, tỷ lệ lao động Việt Nam có bằng cấp và chứng chỉ trong nửa đầu năm 2024 đạt 28%, tăng 1,4% so với cùng kỳ năm trước, cho thấy chất lượng nguồn lao động ngày càng được chú trọng và cải thiện.

Chỉ thị số 21 của Ban Bí thư càng thể hiện rõ quyết tâm của Việt Nam trong công tác phát triển nguồn nhân lực. Theo đó, nước ta đặt mục tiêu đến năm 2030 sẽ có khoảng 90 cơ sở giáo dục nghề nghiệp đạt chất lượng cao, cùng với 200 ngành nghề trọng điểm, và 15-20 ngành nghề có năng lực cạnh tranh vượt trội trong khu vực ASEAN và trên thế giới. Với những nỗ lực không ngừng trong việc cải tiến và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp, lực lượng lao động Việt Nam ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu của doanh nghiệp và thị trường lao động, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).

Xem thêm: Tăng lương cơ bản tác động như thế nào đến các doanh nghiệp Việt Nam

Xem thêm: Lương công nhân Việt Nam và tâm lý khi đàm phán lương

spot_img

Tin mới

Tin liên quan