Sunday, December 8, 2024
Trang chủHạ tầngĐồng bộ hạ tầng - đòn bẩy thu hút dòng vốn FDI...

Đồng bộ hạ tầng – đòn bẩy thu hút dòng vốn FDI vào Việt Nam

Trong 8 tháng đầu năm 2024, Việt Nam ghi nhận tổng vốn đầu tư FDI khoảng 20,52 tỷ USD, trong đó, vốn FDI thực hiện ước đạt mức cao nhất trong vòng 5 năm qua. Để đạt được những con số ấn tượng ấy, Việt Nam đã đẩy mạnh phát triển, đồng bộ hạ tầng, đặc biệt về mạng lưới giao thông vận tải, trung tâm logistics và hệ thống điện.

Việt Nam tích cực thu hút dòng vốn FDI

Theo báo cáo của Bộ Kế Hoạch và Đầu tư, tổng vốn đầu tư FDI đăng ký vào Việt Nam trong 8 tháng đầu năm 2024 đạt 20,52 tỷ USD, tăng 7% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, vốn FDI thực hiện ước đạt 14,15 tỷ USD, tăng 8% so với năm 2023. Bên cạnh đó, tổng 66 quốc gia và vùng lãnh thổ đã đăng ký đầu tư vào nước ta, với các dự án trong lĩnh vực như: chế biến, sản xuất, bất động sản, thương mại,…

Chế biến chế tạo, sản xuất, bất động sản là những ngành thu hút nhiều vốn FDI

Chế biến chế tạo, sản xuất, bất động sản là những ngành thu hút nhiều vốn FDI

Phân tích thêm về kết quả thu hút FDI tích cực của Việt Nam, ông Nguyễn Tú Anh, Giám đốc Trung tâm thông tin, phân tích và dự báo kinh tế, Ban Kinh tế Trung ương cho biết hiện nhiều dự án FDI quy mô lớn, đặc biệt trong các lĩnh vực như: năng lượng, bán dẫn và điện tử, đang được chú trọng đầu tư và mở rộng quy mô tại Việt Nam. Các tập đoàn hàng đầu thế giới như: Apple, Dell, Google, Microsoft, Lenovo,… đang lên kế hoạch và từng bước chuyển dịch hoạt động đầu tư sang nước ta. Ngoài ra, dòng vốn từ các thị trường truyền thống như: Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản,… vẫn đang tăng trưởng ổn định, trong đó, Trung Quốc nổi lên với mức đầu tư mạnh mẽ nhất. Những kết quả trên được xem như điểm sáng trong công tác thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam trong thời gian gần đây.

Đồng bộ hạ tầng giúp thu hút thêm dòng vốn FDI

Theo ông Nguyễn Trung Hiếu, CEO của Công ty CP Quản lý quỹ NTP-AM, đồng bộ hạ tầng là một trong những động lực lớn, giúp Việt Nam thu hút nguồn vốn FDI chất lượng. Hàng loạt dự án hạ tầng quy mô lớn được triển khai trên quy mô cả nước, mở ra cơ hội nâng cấp hệ thống và gỡ bỏ những điểm nghẽn còn tồn đọng lâu nay trong lĩnh vực giao nhận vận tải và logistics.

Cụ thể, tại khu vực phía Bắc, Hà Nội tiếp tục hoàn thiện dự án đường Vành đai 4. Bên cạnh đó, các tuyến giao thông quan trọng như: đường nối từ cửa khẩu Hữu Nghị đến Chi Lăng cũng đang được triển khai. Hệ thống giao thông kết nối giữa Hà Nội với các trung tâm kinh tế trọng điểm ở khu vực Đông Bắc Bộ, Hải Phòng và Quảng Ninh, cũng được mở rộng. Một số cao tốc hướng về phía Nam cũng đang được đẩy mạnh xây dựng.

Đồng bộ hạ tầng giao thông là yếu tố được nhiều doanh nghiệp FDI quan tâm

Đồng bộ hạ tầng giao thông là yếu tố được nhiều doanh nghiệp FDI quan tâm

Đối với khu vực phía Nam, ngoài dự án Vành đai 3, việc mở rộng các tuyến đường nối liền với Bà Rịa – Vũng Tàu và các cụm cảng vẫn đang được tiến hành. Đồng thời, nhiều tuyến đường mới cũng được đưa vào hoạt động, nhằm mở rộng kết nối giao thương giữa miền Đông và miền Tây Nam Bộ. Đặc biệt, tại các tỉnh An Giang và Tiền Giang, nhiều khu công nghiệp mới đã bắt đầu hình thành.

Thêm vào đó, sự phát triển của các trung tâm logistics đang diễn ra mạnh mẽ, tập trung tại Quảng Ninh, Hải Phòng, khu vực Cái Mép, Cần Giờ,… Những trung tâm logistics này sẽ giúp tăng cường chuỗi cung ứng, giảm áp lực tài chính, mở rộng kênh tiếp cận thị trường quốc tế cho hàng hóa Việt Nam, từ đó giúp các doanh nghiệp đạt hiệu quả phân phối cao.

Hạ tầng logistics ngày càng được chú trọng

Hạ tầng logistics ngày càng được chú trọng

Đồng thời, Chính phủ cũng quan tâm, đầu tư thi công đường dây 500kV mạch 3. Dự án này giúp kết nối nguồn điện từ các nhà máy thủy điện, nhiệt điện lớn ở miền Trung và miền Nam đến các khu vực có nhu cầu cao về điện, như vùng Đông Nam Bộ và TP. Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, hệ thống đường dây cũng giúp giảm tải cho các tuyến điện khác, đảm bảo nguồn cung điện ổn định cho khu vực có nhu cầu cao, nhất là các khu công nghiệp, trung tâm sản xuất lớn như Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu – những địa phương thu hút nhiều vốn FDI.

Với vị trí địa lý chiến lược nằm ngay trung tâm ASEAN, cùng sự cải thiện, đồng bộ hạ tầng giao thông vận tải, logistics, hệ thống điện,… Việt Nam đang có nhiều lợi thế trong cuộc đua thu hút vốn đầu tư FDI. Nhờ việc phát huy tốt những lợi thế đó, dòng vốn FDI vào Việt Nam trong năm 2024 dự kiến sẽ dao động từ 39 đến 40 tỷ USD, bằng hoặc thậm chí vượt mức đạt được trong năm 2023 (theo dự báo từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư).

Xem thêm: Doanh nghiệp đẩy mạnh xây dựng nhà máy tại Long An, nhờ hạ tầng giao thông hoàn thiện

Xem thêm: Thu hút FDI xanh: Việt Nam đầu tư phát triển hạ tầng công nghiệp sinh thái 

Tổng Thầu Xây dựng Delco

Tổng thầu Tư vấn đầu tư, Thiết kế - Xây dựng nhà xưởng chất lượng cao.

spot_img

Tin mới

Tin liên quan