Thursday, October 3, 2024
Trang chủTiêu điểmBất động sản công nghiệp miền Bắc đang trên đà tăng mạnh

Bất động sản công nghiệp miền Bắc đang trên đà tăng mạnh

Bất động sản công nghiệp miền Bắc đang trên đà tăng mạnh, nhờ vào lợi thế chi phí hấp dẫn và hạ tầng giao thông liên tục được nâng cấp. Vì vậy, các tỉnh như: Bắc Ninh, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Hải Phòng,… đang thu hút sự quan tâm lớn từ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Các lợi thế giúp bất động sản công nghiệp miền Bắc giữ đà tăng trưởng

Lợi thế về giá đất

Giá đất thấp là một trong những yếu tố giúp khu vực miền Bắc vượt trội về số lượng và quy mô các dự án FDI mới. Cụ thể, tại miền Bắc, giá bất động sản công nghiệp trung bình vào khoảng 138 USD/m2, thấp hơn khoảng 20% so với phía Nam. Ở các khu vực đắt đỏ như Bình Dương và TP.HCM, giá có thể vượt ngưỡng 300 USD/m2. Trong khi đó, tại các tỉnh trọng điểm phía Bắc như Bắc Ninh, Quảng Ninh và Hải Phòng, giá bình quân chỉ khoảng 180 USD/m2.

Giá đất miền Bắc là một trong những ưu thế giúp phát triển bất động sản công nghiệp

Giá đất miền Bắc là một trong những ưu thế giúp phát triển bất động sản công nghiệp

Hạ tầng phát triển

Bên cạnh đó, hạ tầng giao thông vận tải đang ngày càng được quan tâm, đầu tư bài bản. Hiện nay, miền Bắc có tổng 10 tuyến cao tốc đang hoạt động và 4 dự án khác đang được tiến hành. Tuy nhiên, Khu vực phía Nam hiện mới chỉ có khoảng 7 tuyến cao tốc được đưa vào vận hành. Bên cạnh đó, mạng lưới giao thông liên kết giữa Hà Nội và các trung tâm kinh tế lớn của Đông Bắc Bộ như Thái Nguyên, Quảng Ninh, Bắc Giang,… đang trong quá trình hoàn thiện, tạo động lực cho hoạt động giao thương. Ngoài ra, so với miền Nam, miền Bắc đang có lợi thế về số lượng khu kinh tế theo quy hoạch của Chính phủ. Đáng chú ý, khu kinh tế ven biển mới tại Hải Phòng, với tổng diện tích trên 20.000 ha, đã chính thức được quy hoạch.

Giao thông miền Bắc phát triển

Giao thông miền Bắc phát triển

Tại sự kiện “Bối cảnh phát triển công nghiệp khu vực Hà Nội và Bắc Bộ” gần đây, bà Phạm Thị Thu Trang, Quản lý cấp cao của Core5 – Indochina Kajima, chia sẻ rằng giao thông đường bộ vẫn là phương thức vận tải chính ở Việt Nam. Sự hoàn thiện trong hệ thống vận tải đường bộ mang lại lợi ích lớn cho doanh nghiệp, giúp tối ưu hóa quá trình vận chuyển sản phẩm từ nơi sản xuất đến thị trường, đồng thời giảm bớt chi phí logistics. Điều này lý giải vì sao ngày càng nhiều doanh nghiệp FDI đầu tư bất động sản công nghiệp Việt Nam, đặc biệt là phía Bắc để xây dựng nhà máy và tổ chức hoạt động kinh doanh.

Những thách thức cần phải giải quyết với thị trường bất động sản công nghiệp miền Bắc

Nguồn lao động

Mặc dù Việt Nam có nguồn lao động trẻ và dồi dào, nhưng vẫn luôn gặp rào cản về nhân lực với sự thiếu hụt nguồn lao động có trình độ chuyên môn cao. Theo số liệu từ Diễn đàn Kinh tế Thế giới năm 2023, chỉ số nguồn nhân lực của Việt Nam xếp hạng 70/100 quốc gia khảo sát. Đặc biệt, về chỉ số lao động có tay nghề cao, Việt Nam chỉ đứng thứ 81. Mặc dù nguồn nhân lực của nước ta hiện nay khá dồi dào và trẻ, nhưng phần lớn vẫn là lao động phổ thông, thiếu kỹ năng chuyên sâu. Điều này có thể gây nên nhiều rào cản đối với sự phát triển của thị trường bđs công nghiệp Việt Nam.

Cần thiết kế các chương trình giảng dạy phù hợp với người lao động

Cần thiết kế các chương trình giảng dạy phù hợp với người lao động

Ông Thomas Rooney, Quản lý cấp cao, Bộ phận BĐS Công nghiệp, Savills Hà Nội nhấn mạnh việc giải quyết vấn đề về nhân lực có trình độ chuyên môn là vô cùng quan trọng, nhất là trong bối cảnh Việt Nam đang hướng tới mục tiêu gia tăng giá trị sản xuất. Để làm được điều đó, Chính phủ cần cải cách giáo dục và đào tạo, đồng thời thiết kế các chương trình giảng dạy phù hợp với nhu cầu thực tế của thị trường. Bên cạnh đó, doanh nghiệp nên đầu tư vào các chương trình đào tạo nội bộ, hướng tới việc nâng cao trình độ chuyên môn và hoàn thiện kỹ năng mềm cho nhân viên.

Kết nối giao thông

Mặc dù đã được chú trọng, giao thông Việt Nam nói chung và miền Bắc nói riêng vẫn còn nhiều hạn chế. Cụ thể, nhiều dự án chủ yếu triển khai ở một số khu vực trọng điểm, dẫn đến sự thiếu liên kết giữa các vùng. Điều này gây nên tình trạng các tỉnh miền núi như: Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng,… chưa hấp dẫn nhiều nhà đầu tư nước ngoài, do quá trình vận chuyển máy móc, nguyên vật liệu, hàng hóa khó khăn. Ngoài ra, giao thông nhiều nơi xuống cấp, chưa đáp ứng được yêu cầu kết nối vận tải đa phương thức, còn tồn tại sự mất cân đối giữa các loại hình vận tải.

Chất lượng giao thông ở nhiều nơi còn kém

Chất lượng giao thông ở nhiều nơi còn kém

Để giải quyết những vấn đề trên, Chính phủ cần xây dựng và áp dụng các chính sách, quy định nhằm tăng cường sự liên kết giữa các vùng và phát triển hệ thống vận tải đa phương thức, từ đó tạo ra mạng lưới giao thông thông suốt giữa các khu vực. Ngoài ra, Nhà nước nên tập trung quy hoạch, xây dựng các tuyến đường chiến lược, và đảm bảo tính kết nối giữa các phương thức vận tải: đường sắt, đường thủy, đường bộ, và hàng không. Quan tâm, cải thiện hạ tầng giao thông ở khu vực nông thôn cũng là yếu tố quan trọng, góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững và toàn diện về lâu dài.

Xem thêm: Biến động giá thuê bất động sản công nghiệp: Nhìn từ nửa đầu năm 2024

Xem thêm: Đồng bộ hạ tầng – đòn bẩy thu hút dòng vốn FDI vào Việt Nam

spot_img

Tin mới

Tin liên quan